Dự án SaiGon Fortune hội tụ giá trị sống đích thực

 SaiGon Fortune cơ hội an cư bền vững

Không giống với không khí náo nhiệt của của thành phố, SaiGon Fortune chọn cho mình phong cách sống riêng không quá ồn ào nhưng mang phong cách hiện đại, sang trọng. Tại đây, cư dân sẽ được tận hưởng rất nhiều tiện ích, dịch vụ đa dạng giống như một thành phố thu nhỏ. Tất cả những tiện ích tại đây đều được bố trí khoa học phù hợp với không gian sống và đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cư dân.

Tiện ích của Dự án the SaiGon Fortune:

Diện tích xây dựng của SaiGon Fortune là 16 ha nằm bên cạnh Khu công nghiệp cầu trạm rộng 84 ha. Khu dân cư SaiGon Fortune gồm 807 sản phẩm với rất nhiều tiện ích nội khu và ngoại khu vừa hiện đại, vừa thuận tiện cho đời sống cư dân trong và ngoài khu vực.  

Tiện ích nội khu hiện đại: Khi lựa chọn Dự án SaiGon Fortune, cư dân sẽ được trải nghiệm trọn vẹn hệ thống tiện ích nội khu đẳng cấp, sang trọng bậc nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu sống thiết yếu của cư dân:

Chợ cầu tràm ngay bên cạnh.

Hệ thống trường học hoàn chỉnh.

Dọc bờ sông có công viên River Star mát mẻ, thơ mộng.

Quy mô diện tích Club House 1.000m2.

Khu thể thao gồm: sân bóng đá, sân Tennis, sân cầu lông

Khu trung tâm thương mại.

Bến du thuyền và hồ sinh thái.

Và rất nhiều những tiện ích khác…

dự án saigon fortune
 Tận hưởng những tiện ích nội khu hiện đại

Bên cạnh đó là các tiện ích ngoại khu đa dạng, được bố trí khoa học và xen vào đó là những mảng thiên nhiên xanh ngát, tạo bầu không khí trong lành và ôn hòa.

 

SaiGon Fortune mang đến giá trị sống đích thực

Nằm tại trung tâm của khu dân cư nên thừa hưởng các tiện ích về y tế - giáo dục - giải trí có sẵn tại đây. Bên cạnh đó còn có rất nhiều tiện ích nội khu thiết thực để phục vụ cư dân sống tại đây. SaiGon Fortune được xem là dự án đầu tiên sở hữu những tiện ích tuyệt vời nhất tại khu vực Cầu Tràm.

Vị trí dự án mang lại giá trị lợi nhuận cao:

Vị trí khá đắc địa, nên ngoài dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây thì còn có cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh  – Trung Lương, Quốc lộ 1A, DT 835B, DT 826... Thuộc Huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh là cửa ngõ kết nối các tỉnh Miền tây Và Hồ Chí Minh. Trong thời gian tới, người dân có thể di chuyển nhanh chóng đến các khu vực lân cận thông qua các tuyến đường kết nối của khu vực, tiết kiệm từ 15 - 45 phút: Cao tốc bến Lức – Long Thành, Quốc lộ 50, khu Phú Mỹ Hưng, đến Trung tâm Sài Gòn, Cảng quốc tế Hiệp Phước và cả Khu công nghiệp Hiệp Phước.

Dự án SaiGon Fortune với nhiều tiện ích phục vụ cư dân

Thuận tiện di chuyển đến các khu vực lân cận và vào trung tâm thành phố. Đồng thời kết nối được với các khu kinh tế phát triển như Quận 8, cảng quốc tế Long An, Cần Giuộc, Bến Lức và Đức Hòa… Và còn rất nhiều những tiện ích khác mà Dự án SaiGon Fortune mang đến cho cư dân.

Nhà đầu tư Trung Thành đã khai thác triệt để những lợi thế có tại dự án SaiGon Fortune gần chợ Bình Chánh về vị trí, cư dân và những tiện ích ngoại khu sẵn có. Song song đó là bố trí những tiện ích nội khu hợp lý, đa dạng để phục vụ cư dân. Đây chính là điểm nổi bật giúp thu hút giới đầu tư cũng như những ai đang muốn có một ngôi nhà mơ ước của riêng mình.

Kỹ Năng Đáp Trả Khéo Léo Khi Bị Chỉ Trích

Con người khó tránh khỏi những lúc bị chỉ trích, nhất là những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội. Đương nhiên, chỉ trích, phê bình cũng chia làm hai loại:

- Loại thứ nhất là người nói bị đặt câu hỏi do những điều họ nói, họ làm còn nhiều điểm nghi vấn hoặc bất đồng ý kiến. Người chỉ trích, phê bình ở loại này hầu hết đều có thiện ý. Với những lời phê bình có thiện ý, cần phải nghiêm túc tiếp thu, xem xét lại và nói rõ về quan điểm của mình cũng như giải đáp rõ ràng câu hỏi của đối phương.

- Loại thứ hai là chỉ trích ác ý, cố tình làm khó người nói để đạt mục đích khiến người nói bối rối và xấu hổ. Khi gặp những lời chỉ trích ác ý, nên vận dụng ngôn ngữ khéo léo, dùng lời hay ý đẹp với sắc thái kiên quyết, cứng rắn để đối đáp lại.


Khi đối đáp lại lời chỉ trích ác ý, có thể sử dụng ngôn ngữ đa dạng: Từ sắc thái cứng rắn đến sắc thái hài hước, tóm lại không được để cho người chỉ trích đắc ý. Lúc đó, việc tranh cãi là không nên, bởi tranh cãi sẽ chỉ khiến những người xung quanh hiểu nhầm, gây hại đến bản thân mình.

Cựu tổng thống Mỹ, Bush trong một lần diễn thuyết đã nhận được một mảnh giấy, trên mãnh giấy có ghi “đồ ngốc”. Ông bình tĩnh mỉm cười và nói: “Từ trước tới giờ, mọi người gửi giấy lên cho tôi đều đặt câu hỏi và không để lại danh tính, nhưng hôm nay, mảnh giấy này chỉ để lại danh tính chứ không có câu hỏi”.

Tổng thống Mỹ khi gặp lời nói ác ý đã không tranh cãi mà khéo léo dùng chính lời ác ý đó để chỉ trích người gửi mảnh giấy. Đây là những kỹ năng quý giá mà mọi người nên học tập, bởi trong công việc và trong cuộc sống, bạn khó tránh khỏi có lúc gặp chuyện như vậy, chỉ cần đáp trả khéo léo, bạn sẽ không bao giờ thất bại. 

Cách Giải Quyết Các Tình Huống Rắc Rối

 Dùng kỹ năng giao tiếp để giải quyết các tình huống rắc rối

Chọn việc có lợi và tránh việc có hại là bản tính của con người. Để tránh bị tổn hại, chúng ta phải cố gắng hết sức học cách tự bảo vệ mình. Có câu nói: “Không nên hại người nhưng nên đề phòng người”. Câu nói này nhắc nhở chúng ta dùng trí tuệ của mình tìm cách tránh xa những điều bất lợi hoặc những điều có hại để tự bảo vệ mình.

Đa số các nhà diễn thuyết đều rất yêu thích việc đọc sách, mỗi ngày ít nhất họ cũng phải đọc một tờ báo. Có người cho rằng: “Để có thể giao tiếp với mọi người tốt hơn và tìm được đề tài thích hợp thì nhất định phải am hiểu tin tức. Để am hiểu tin tức thì nhất định phải đọc nhiều sách”. Chỉ có cách tích lũy tri thức như vậy mới giúp chúng ta giao tiếp một cách tự tin.


Ai cũng có lúc nói sai, điều này sẽ khiến con người rơi vào tình trạng bối rối. Nhất là khi lỡ lời ở chốn đông người, tâm lý con người rất dễ bị căng thẳng. Nếu như không kịp thời tháo gỡ, người nói có thể sẽ bị chê cười, thậm chí còn dẫn đến sự thất bại trong một lĩnh vực nào đó.

Trong tình huống này, tìm cách nói năng khéo léo để thoát khỏi tình trạng bối rối là điều rất quan trọng. Hãy tìm một điểm mạnh của mình, dùng tài ăn nói khéo léo để cứu vãn lỗi sai của bản thân, nó không chỉ yêu cầu bạn phải có tâm lý vững vàng, mà còn cần kỹ năng giao tiếp giỏi.

Grimmer - nhà máy sản xuất bia Kirin là nhà máy rất nổi tiếng và lâu đời tại Nhật Bản. Nhưng một vài năm trước, nhà máy này đã bị mất đi một phần lớn thị trường do sự cạnh tranh từ hãng bia mới Asahi, chính vì thế mà Grimmer rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng có. Thế nhưng, Tổng giám đốc nhà máy là ông Motoyama đã nói một câu nói rây hay: “Vì chúng tôi luôn kiên trì theo đuổi hương vị bia truyền thống nên đã không thể theo kịp trào lưu thời đại”.

Vị Tổng giám đốc đã lấy việc kiên trì theo đuổi hương vị bia truyền thống làm điểm mạnh, mặc dù thừa nhận thất bại trong việc theo kịp trào lưu thời đại, nhưng ông đã lấy sự kiên trì theo đuổi để nêu bật được thành công của mình.

Khi nói sai trước mặt khách hàng, lỡ lời với lãnh đạo, làm sai việc gì đó đối với người thân, bạn bè hoặc không cẩn thận trượt ngã trước mặt người lạ, tất cả đều khiến bạn bối rối. Lúc này cần phải bình tĩnh, dùng lời nói để hóa giải sự bối rối đó. Việc làm này có thể mang lại những hiệu quả bất ngờ làm tăng sức hút của bạn.

Lincoln là vị Tổng thống nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ, ông đã có những cống hiến tích cực trong sự nghiệp giải phóng người da màu, thế nhưng tướng mạo của ông lại không được đẹp. Một lần, khi Lincoln tham gia diễn thuyết tranh cử, đối thủ đã công kích ông, nói ông là người hai mặt. Nghe xong, Lincoln mỉm cười và nói: “Nếu tôi còn một bộ mặt khác, thì tôi có dùng bộ mặt này để gặp gỡ mọi người không?”

Câu nói của Lincoln không chỉ hóa giải sự bối rối khi bị đối thủ công kích mà còn tạo được thiện cảm với các cử tri, giành được sự ủng hộ của nhiều người.

Rèn Luyện Kỹ Năng Trò Chuyện Khi Lắng Nghe

 Kỹ năng trò chuyện khi lắng nghe

Đối với những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội, trong quá trình lắng nghe người khác nói, nên biết cách thêm lời của mình vào để khiến đối phương có hứng thú, điều này giúp mang lại hiệu quả tốt nhất cho cuộc giao tiếp.

Góp lời chủ yếu là để người đối diện tiếp tục trò chuyện, bày tỏ ý kiến. Do các tình huống giao tiếp không giống nhau, nên cũng phải sử dụng các cách góp lời khác nhau.


Khi trò chuyện, nếu tâm trạng của người đối diện không tốt, hoặc người đó quá xúc động không khống chế được cảm xúc khi kể về sự việc nào đó thì lúc này, bạn cần lựa chọn cách thức góp lời phù hợp để giải tỏa cho đối phương, ví dụ như “Bạn đã rất tức giận đúng không?”, “Hôm nay tâm trạng của bạn có vẻ không được tốt?”, “Bạn rất buồn phải không?”… Khi nghe những câu nói như vậy, người đối diện có thể sẽ được giải tỏa tâm lý. Khi đối phương nói hết, họ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn và sẽ dễ dàng tiếp tục kể về vấn đề rắc rối của mình.

Khi người đối diện do lo lắng về việc bạn không hứng thú với vấn đề nào đó mà tỏ ra ấp úng, do dự, bạn có thể nói ra những điều giúp họ giải tỏa sự lo lắng đó, ví dụ: “Chị có thể nói chi tiết với tôi chuyện đó đã xảy ra như thế nào không? Tôi vẫn chưa hiểu hết”, Tiếp tục nói đi, tôi vẫn chưa hiểu…”, “Tôi thấy rất hào hứng với chuyện này”… Hãy để đối phương biết bạn muốn nghe tiếp, họ sẽ cởi mở bày tỏ tấm lòng mình.

Nếu trong khi trò chuyện, người đối diện muốn biết bạn có hiểu điều họ đang nói không, bạn có thể dùng vài câu nói đơn giản để tổng hợp lại những nội dung người đó vừa nói, ví dụ: “Ý của anh là…”, “Chị cảm thấy sự việc này…”, “Bạn muốn nói với tôi rằng…” Hãy để đối phương biết bạn hiểu họ, như vậy họ mới có thể tiếp tục nói. Việc tổng hợp lại suy nghĩ của người đối diện sẽ có thể kịp thời khiến họ biết được mức độ hiểu của bạn về vấn đề họ đang nói. Điều này không chỉ khiến người đó cảm nhận được sự chân thành của bạn, mà họ còn có thể điều chỉnh ngay nếu cảm thấy người nghe hiểu sai.

Tất cả những kỹ năng góp lời khi nói chuyện vừa đề cặp trên đây đều có một điểm chung, đó là chúng đều mang sắc thái tình cảm trung tính, nó không thể hiện bất kì một sự phê phán nào về nội dung mà người nói đưa ra, cũng không đánh giá về tình cảm của người đó. Hãy nhớ, không bao giờ áp đặt quan điểm cá nhân của bạn lên người khác, đó là điều rất quan trọng. Nếu bạn vượt qua giới hạn này, cuộc trò chuyện sẽ mất đi ý nghĩa.

Bình Đẳng Độ Lượng Trong Giao Tiếp Có Ý Nghĩa Gì ?

 Bình Đẳng, Độ Lượng Trong Giao Tiếp

Trong quá trình giao tiếp, khi gặp các tình huống tranh cãi, nhất định phải độ lượng, đặc biệt khi có đông người, không nên quá tính toán mà làm hỏng bầu không khí cuộc trò chuyện.

Carnegie đã từng nói: “Cách tốt nhất để tránh phải tranh cãi với người khác là không tranh cãi”.

Tổng thống Mỹ Lincoln đã từng cảnh cáo một sỹ quan trẻ - người đang có tranh cãi gay gắt với các đồng nghiệp: “Những người có lý tưởng, có trách nhiệm, có mục đích sống không bao giờ lãng phí thời gian cho những tranh chấp cá nhân. Khi có bất đồng ý kiến với người khác, cậu nên nhượng bộ. Nếu như thực sự là cậu đúng thì không nên để mất lý trí, phải biết kiềm chế bản thân. Không nên để mình bị tổn thương vì những điều không đáng”.


Có những lúc, giữa người với người không thể tránh khỏi xảy ra tranh cãi. Cuộc tranh cãi có thể xảy ra giữa vợ - mọi người đều cảm thấy không vui, có lúc còn thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, nên bao dung, độ lượng để giải quyết thỏa đáng mọi mâu thuẫn.

Giữa đời nhà Thanh, có một câu chuyện mang tên “Ngõ sáu thước”. Khi đó, cả tướng quân Trương Anh và một người họ Diệp đều là những người sống cùng thành, nhà hai người ở cạnh nhau, cả hai nhà đều muốn sữa nhà nhưng giữa họ đã xảy ra tranh cãi do tranh chấp đất đai. Trương lão phu nhân đã viết cho Trương Anh một bức thư với mong muốn ông sẽ ra mặt can thiệp việc này. Sau khi đọc xong bức thư, Trương Anh đã ngay lập tức hồi âm với nội dung khuyên can người nhà mình hãy nhượng bộ, nhường nhà hàng xóm ba thước đất. Đọc thư con trai gửi về, Trương lão phu nhân đã hiểu ra và chủ động xây lui bức tường vào ba thước. Nhà họ Diệp thấy vậy rất cảm kích, cũng lập tức lùi bức tường nhà mình lại ba thước. Chín vì vậy, giữa nhà họ Diệp và họ Trương đã hình thành một con ngõ rộng sáu thước mà sau này có tên là “Ngõ sáu thước”.

Mặc dù câu chuyện này không có liên quan nhiều tới hình thức giao tiếp bằng lời nói, nhưng nó cũng cùng mang một ý nghĩa. Trong cuộc sống, chúng ta rất hay gặp phải những người không hiểu lý lẽ, trong một số tình huống, một câu nói không thỏa đáng có thể gây tranh cãi, có thể khiến việc bé xé ra to, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với những người xung quanh. Phải suy nghĩ cho thật kỹ, nếu tranh chấp để đạt được điều gì đó thì nó sẽ không có ý nghĩa, phải biết nhường nhịn, nhượng bộ đúng lúc để có được những điều tốt đẹp.

Trong giao tiếp, nhất định phải đối xử công bằng với mọi người, cho dù bạn có tài giỏi thế nào, có nhiều thành tựu ra sao, bạn cũng không nên khoa trương về điều đó, bởi làm như vậy sẽ thể hiện sự thiếu lễ độ, không có ai muốn nói chuyện với một người chỉ biết khoe khoang, và như vậy bạn sẽ không có được kết quả mong muốn.

Khổng tử nói: “Cao thì có thể thấp đi một chút, đầy thì có thể vơi đi một chút, giàu thì có thể nghèo đi một chút, cao quý thì thấp hèn đi một chút…”. Câu nói này muốn khuyên mọi người nên biết tự điều chỉnh mình. Ngay cả trong các tình huống giao tiếp cũng vậy, khi bạn tỏ ra tôn trọng người khác, bản thân bạn cũng sẽ được tôn trọng, các cuộc trò chuyện đương nhiên sẽ thuận lợi và mang lại kết quả tốt đẹp.

Nên Thêm Gia Vị Hài Hước Vào Cuộc Trò Chuyện

 Thêm Gia Vị Hài Hước

Không ai có cảm hứng với một cuộc trò chuyện tẻ nhạt, nhàm chán, nhất là khi mới bắt đầu, nội dung quá nhàm chán sẽ khiến mọi người buồn ngủ. Nếu lúc đó, người nói biết thêm vào những câu hài hước thì chắc chắn không khí sẽ trở nên sôi nổi hơn. Vì vậy, khi cuộc trò chuyện có dấu hiệu của sự tẻ nhạt, phải chú ý vận dụng các câu nói đùa với hình tượng sinh động để kích thích người nghe và làm thay đổi bầu không khí.


Một lần, họa sĩ Trương Đại Thiên khi đó đang ở Thượng Hải muốn trở về quê nhà Tứ Xuyên. Học sinh của ông đã tổ chức một cuộc chia tay, còn mời cả chuyên gia nghệ thuật kinh kịch Mai Lan Phương và nhiều người nổi tiếng tới dự. Họa sĩ Trương Đại Thiên là người khá lạnh lùng nên mọi người không tránh khỏi tâm lý thận trọng. Khi buổi tiệc bắt đầu, Trương Đại Thiên nâng ly rượu lên mời Mai Lan Phương và nói: “Ông Mai, ông là quân tử, tôi là tiểu nhân. Tôi mời ông một ly”. Mọi người đều tỏ ra ngạc nhiên trong khi ông Mai Lan Phương không hiểu gì, ông hỏi: “Ông nói vậy là sao?”. Lúc này Trương Đại Thiên mỉm cười và giải thích: “Ông là quân tử nên dùng miệng hát kinh kịch, tôi là tiểu nhân nên dùng tay vẽ tranh”. Câu nói này đã khiến tất cả mọi người có mặt đều bật cười, ông Mai cũng cười to nâng ly lên và uống cạn. Không khí của buổi tiệc lập tức trở nên náo nhiệt.

Ngày 9 tháng 2 năm 1930 là lễ mừng thọ 70 tuổi của tiên sinh Sái Nguyên Bồi. Khi cảm ơn các quan khách đến chúc mừng, ông đã hài hước nói: “Mọi người đến chúc thọ tôi, ai cũng muốn tôi sống thêm vài năm nữa. Tôi đã sống đến 70 tuổi, cảm thấy 69 năm qua là sai lầm. Nếu mọi người muốn tôi sống thêm vài năm nữa, chẳng phải muốn tôi sai lầm thêm vài năm nữa hay sao”. Các quan khách nghe xong đều bật cười, không khí của buổi tiệc trở nên vô cùng vui vẻ.

Tiên sinh Sái Nguyên Bồi đã dùng khiếu hài hước của mình mang lại không khí thoải mái cho buổi tiệc. Nếu lúc đó ông chỉ có những lời phát biểu cảm ơn cứng nhắc thì sẽ không thể mang lại hiệu quả tốt như vậy.

Sự hài hước có thể khiến chúng ta sống thoải mái hơn, những người hài hước thường rất đáng yêu và thân thiện. Cho dù là trước đông người hay nơi ít người, hài hước chính là cách tốt nhất để khuấy động bầu không khí. Thế nhưng phải chú ý, tuyệt đối không được mang người khác ra làm trò cười, như vậy sẽ gây ra sự phản cảm, thậm chí còn khiến sự việc trở nên căng thẳng.

Sử Dụng Ngôn Ngữ Tình Cảm - Hài Hước

 Sử Dụng Ngôn Ngữ Tình Cảm - Hài Hước

Khi giao tiếp với người lạ, bạn không nên xem nhẹ vấn đề ngôn ngữ, nhưng cũng không nên tỏ ra quá nghiêm trọng. Có lúc, một câu nói mang ý nghĩa tình cảm hoặc hài hước cũng có thể rút ngắn khoảng cách giữa hai bên. Ví dụ như khi an ủi người khác, bạn không cần phải nói quá nhiều từ mang ý nghĩa động viên. Một câu chuyện đùa vui cũng có thể làm không khí trở nên sôi nổi, phá bỏ tâm lý e dè và đạt được mục đích giao tiếp tốt đẹp.

>> Dự án Việt Úc Varea


Tháng 10 năm 1988, Trần Bác Đạt được ra tù sau khi bị bắt trong cuộc đại cách mạng văn hóa, cuộc sống trong tù khiến ông cảm thấy rất ngột ngạt và luôn giữ tâm lý đề phòng với tất cả những người đến thăm. Lúc đó, nhà văn Diệp Vĩnh Liệt muốn tới phỏng vấn ông, Diệp Vĩnh Liệt đã chuẩn bị rất kỹ cho sự kiện này.

Vừa gặp mặt, Diệp Vĩnh Liệt đã nói với Trần Bác Đạt rằng, năm 1958, Trần Bác Đạt đã có buổi diễn thuyết tại trường Đại học Bắc Kinh, Vĩnh Liệt khi đó là một sinh viên của trường đã nghe bài diễn thuyết này, Diệp Vĩnh Liệt chia sẻ: “Khi đó ông đã đưa theo một người phiên dịch để giúp ông dịch từ tiếng địa phương ra tiếng phổ thông, thực sự thì đó là lần đầu tiên tôi thấy một người Trung Quốc phải dùng đến phiên dịch khi diễn thuyết cho chính người Trung Quốc nghe”. Nghĩ lại câu chuyện thú vị đó, Trần Bác Đạt đã bật cười.

Những câu nói có phần dí dỏm, hài hước đã rút ngắn khoảng cách giữa hai người, Trần Bác Đạt cũng cảm thấy người này rất thân thiện, không khí cuộc gặp ngay lập tức trở nên nhẹ nhàng và buổi phỏng vấn đã diễn ra thuận lợi. Sau này, cuốn sách “Chuyện về Trần Bác Đạt” của Diệp Vĩnh Liệt đã có thêm không ít tư liệu quý giá.