Kiến Thức Bác Học Trong Giao Tiếp Có Ý Nghĩa Gì ?

Kiến Thức Bác Học Trong Giao Tiếp

Trong giao tiếp, nếu bạn có kinh nghiệm cuộc sống phong phú và vốn kiến thức uyên bác thì sẽ không khác gì “hổ mọc thêm cánh”. Kiến thức uyên bác sẽ giúp ích cho bạn trong mọi tình huống, giúp bạn tham gia vào mọi chủ đề, bạn sẽ như “cá gặp nước” trong cuộc nói chuyện.
Ví dụ như khi diễn thuyết, trên thế giới không một ai có thể có một bài diễn thuyết hoàn hảo nếu không chuẩn bị trước, bởi vì nội dung diễn thuyết không thể bê nguyên xi từ bất cứ nguồn tư liệu nào, cũng không thể không có sự sẵn sàng về mặt tư tưởng. Do đó, có rất ít người có thể tự tin, ung dung nói chuyện trước đám đông trong điều kiện không có bất cứ sự chuẩn bị nào.
Làm thế nào để có thể có được kiến thức uyên bác và vận dụng hiệu quả trong lời nói, nâng cao khả năng giao tiếp ?
Kiến thức chủ yếu đến từ hai nguồn là sách vở và cuộc sống. Thế nhưng không thể rập khuôn, áp dụng kiến thức một cách máy móc mà cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Sự uyên bác của một người không nằm ở chỗ người đó biết về mọi việc mà là ở chỗ người đó nhìn nhận và lý giải sự việc như thế nào.
Nếu bạn muốn rèn luyện bản thân, tu thân dưỡng tính bên cạnh việc tích lũy tri thức, những cuốn sách sau đây sẽ giúp ích cho bạn:
Sách tri thức: “Thế giới của Sophia”, “Giới tính thứ hai”…
Tu thân: “Tây sương ký”, “Cuốn theo chiều gió”, “Jane Eyre”, “Bà Boravy”, “Anna Karenina”, “Trà hoa nữ”, “Kiêu hãnh và định kiến”…
Dưỡng tính: “Lá cỏ”, “Hà Nội ba mươi sáu phố phường”, “Thương nhớ Mười Hai”…
Đương nhiên trong cuộc sống, nội dung các cuộc trò chuyện còn có thể đề cặp đến lịch sử, những cuốn sách sau sẽ giúp bạn có thêm kiến thức lịch sử: Việt Nam sử lược, Ngàn năm áo mũ, Nhật kí Đặng Thùy Trâm…
Chỉ cần đọc nhiều sách là bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu nắm vững nội dung sách, bạn sẽ có rất nhiều chủ đề cho một cuộc nói chuyện thú vị.
Thời nhà Thanh, Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân là quan cùng triều, không cần nói, ai cũng hiểu Kỷ Hiểu Lam là một tài tử, ông đã đọc rất nhiều sách. Thực tế, Hòa Thân cũng là một người có trình độ văn hóa rất cao, nếu không thì sao ông có thể ở bên cạnh vua Càn Long nhiều năm như vậy. Chúng ta hãy xem hai vị ‘bác học’ này thể hiện thế nào trước vua Càn Long.
Một ngày, vua Càn Long cùng với Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam đến nghỉ dưỡng tại núi Thừa Đức, ba người cùng đi bộ ngắm cảnh trong vườn.
Càn Long biết Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng nên có ý muốn hòa giải.
Lúc này, đột nhiên vua Càn Long hỏi:
“Cái gì cao? Cái gì thấp? Cái gì đông? Cái gì tây?” Kỷ Hiểu Lam đương nhiên không muốn bỏ lỡ cơ hội thể hiện mình trước Hoàng Thượng nên đã trả lời trước: “Quân vương cao, thần tử thấp, văn ở phía đông, võ ở phía tây”.
Hòa Thân thấy Kỷ Hiểu Lam tranh trả lời trước nên rất bực mình, nhưng khồng còn cách nào, ông cũng đành tán đồng.
Ba người đi lên một cây cầu, Càn Long yêu cầu Hòa Thân và Kỷ Hiểu Lam lấy nước làm đề tài để sáng tác một bài thơ. Sau khi nghe xong, Kỷ Hiểu Lam lại tranh trả lời trước, ông đã đọc ngay một bài thơ với ngụ ý ví Hòa Thân chỉ như một con gà.
Sau khi nghe xong bài thơ của Kỷ Hiểu Lam, Hòa Thân rất tức giận và ngay lập tức sáng tác một bài thơ đáp trả với ngụ ý cảnh cáo Kỷ Hiểu Lam không nên nhiều chuyện, nếu không sẽ có kết thúc không tốt đẹp.
Nghe xong hai bài thơ của Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân, Càn Long biết hai người vẫn ở thế đối đầu. Nhưng ông cũng nghĩ, đối với việc quốc gia, đó chưa hẳn là chuyện không tốt. Vua Càn Long chỉ mỉm cười không nói gì và từ bỏ ý định hòa giải hai người.
Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân đã cho thấy cái tài của mình trong từng câu thơ, nếu hai người không có trình độ cao thì không thể nói ra những câu nhằm công kích đối phương như vậy. Hai người cũng sẽ không thể tự tin mà đối đáp nhau trước mặt Càn Long - một người có trình độ học vấn thâm sâu.
Đương nhiên, ngoài những kiến thức trong sách vở, kiến thức trong cuộc sống cũng vô cùng quan trọng. Cho dù là giao tiếp nội bộ hay ngoại giao giữa các quốc gia, đều là việc cần phải học tập. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nắm được điểm yếu của đối phương và đạt được mục đích của mình trong hoạt động xã giao. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét